Thời sự - Logistics

  • Làm sao để kéo giảm chi phí logistics?

     

    Làm sao để kéo giảm chi phí logistics?

     

    08:50 26/06/2023

     

    Chi phí logistics quá cao đã khiến nông sản Việt Nam giảm sức cạnh tranh khi xuất khẩu ra thế giới. Hạ được chi phí này, nông sản Việt xuất khẩu sẽ nâng được giá trị, nâng được sức cạnh tranh.

     

    Chi phí logistics chiếm tới 20-25% giá trị hàng hóa.

     

    Chi phí logistics chiếm tới 20-25% giá trị hàng hóa.

     

    Giảm sức cạnh tranh vì chi phí logistic

     

    Khẳng định chi phí logistics đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là nông sản, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Vina T&T Group cho biết, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu đang rất nỗ lực để giảm thiểu các chi phí phụ trội, song chi phí logistics chiếm tới 20-25% giá trị hàng hóa. Trong khi đó, trên thế giới, tỉ lệ này chỉ 14% và đặc biệt, tại Thái Lan chi phí logistics chỉ 12%.

     

    Theo ông Tùng, về chất lượng, nông sản của chúng ta không thua kém, thậm chí nhiều sản phẩm còn vượt trội so với các thị trường khác, tuy nhiên, chúng ta vẫn bị thua họ về giá thành. Nguyên nhân là do, chi phí logistics cao khiến cho nông sản xuất khẩu của ta rất khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng chủng loại của các thị trường khác.

     

    Trong khi đó, bà Nguyễn Nam Phương Thảo - Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit (Long An) chia sẻ, thời gian vận chuyển thanh long từ TPHCM đi Mỹ mất tới 30 ngày trong khi thời gian bảo quản thanh long chỉ có 35 ngày. Như vậy sản phẩm chỉ còn 5 ngày lên quầy để đến tay người tiêu dùng. Chưa kể hầu như năm nào Hoàng Phát Fruit cũng có vài vụ trái cây bị thay đổi màu sắc, chất lượng do nhiệt độ tăng đột ngột khi vận chuyển.

     

    Làm một phép so sánh, bà Thảo cho hay, tại Thái Lan, giá cước vận tải từ Bangkok đến các thị trường quốc tế thấp hơn hẳn so với giá đi từ Hà Nội hay TPHCM ít nhất từ 1- 2 USD/kg. Như vậy đã đủ chứng minh, chi phí vận tải của chúng ta ảnh hưởng thế nào đến giá trị của hàng hóa xuất khẩu. Bên cạnh đó, thiếu chuỗi kho lạnh để bảo quản nông sản, hệ thống bến bãi manh mún... đã và đang ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.

     

    Bà Nguyễn Tú Uyên - Tổng Giám đốc Công ty CMU Logistics cũng nêu bất cập về việc, hiện đang vào mùa vải, nhưng ở khu vực trồng vải chưa có nhà máy chiếu xạ. Do đó, muốn xuất đi Mỹ, doanh nghiệp phải vận chuyển vải từ Bắc Giang lên sân bay Nội Bài để về TPHCM. Sau đó đưa về nhà máy đóng gói rồi vận chuyển đến nhà máy chiếu xạ trước khi xuất đi. Điều này khiến cho giá thành bị đội lên rất cao, thời gian vận chuyển kéo dài cũng làm giảm độ tươi ngon của trái vải.

     

    Giải tỏa những điểm nghẽn

     

    Logistics là ngành dịch vụ được ví như những “mạch máu”của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc kết nối, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, các DN dịch vụ logistics cũng đang nỗ lực chuyển đổi phương thức hoạt động, tăng cường đầu tư trang thiết bị, chú trọng đào tạo phát triển nhân lực, tích cực chuyển đổi số và chuyển đổi xanh nhằm thích ứng với điều kiện phát triển mới, đáp ứng nhu cầu, tiêu chuẩn ngày càng cao của khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ thân thiện với môi trường.

     

    Mặc dù đạt những kết quả đáng ghi nhận, song ngành logistics còn bộc lộ những hạn chế như: Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chi phí cao, năng lực cạnh tranh hạn chế, liên kết với các ngành hàng xuất khẩu chưa chặt chẽ, thiếu nhân lực chất lượng cao… theo giới chuyên gia kinh tế, đây là điểm nghẽn kìm hãm sự phát triển của ngành logistics.

     

    Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam, theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; ban hành chính sách khuyến khích chuyển đổi số, hỗ trợ vốn và lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp số hóa; đơn giản hóa và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính; đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại; tăng cường đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan hải quan và các cơ quan khác liên quan tới mô hình hải quan thông minh... Bên cạnh đó, phát triển đội tàu vận tải biển quốc tế của Việt Nam. “Với hơn 80% khối lượng hàng hóa thương mại trên toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển, phương thức vận tải này chính là mắt xích quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics” - ông Hải nhấn mạnh.

     

    Giới chuyên gia nhận định, số lượng DN dịch vụ logistics phát triển nhanh nhưng chất lượng, quy mô của các DN còn thấp và gặp một số khó khăn nhất định. Điểm yếu của ngành logistics Việt Nam thời gian qua là mới tập trung phát triển thị trường nội địa, do đó cần mở rộng thị trường xúc tiến thương mại để thúc đẩy ngành này phát triển hơn nữa.

     

    Thanh Xuân

     

    Bài viết của:http://daidoanket.vn/lam-sao-de-keo-giam-chi-phi-logistics-5721494.html

  • Logistics: Khó khăn bủa vây

     

    Logistics: Khó khăn bủa vây

     

    16/06/2023 06:39

     

    (ĐTCK) Các doanh nghiệp ngành logistics đang đối mặt với tình trạng sản lượng và giá vận chuyển giảm, khiến lợi nhuận lao dốc.

     

    Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân.

     

    Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân.

     

    Thách thức từ cả bên ngoài và bên trong

     

    Theo Công ty cổ phần Kho vận miền Nam (Sotrans, mã chứng khoán STG), sau giai đoạn 2020 - 2021 ghi nhận giá cước và sản lượng vận chuyển tăng cao, thì kể từ giữa năm 2022, sản lượng liên tục giảm, buộc các hãng tàu dần điều chỉnh giá cước về mức tương đương cuối năm 2019. Năm 2023, tình hình hoạt động của ngành logistics được nhận định đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và thực tế đang cho thấy điều này.

     

    Xung đột Nga - Ukraine khiến giá năng lượng biến động thất thường, kinh tế châu Âu gặp khó khăn, nhu cầu về hàng hóa suy giảm, trong khi đây là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.

     

    Trên bình diện toàn cầu, kinh tế thế giới rơi dần rơi vào suy thoái. Năm 2022, giá nhiên liệu, thực phẩm tăng mạnh và để chống lại lạm phát, các ngân hàng trung ương lớn, nhất là Mỹ và châu Âu, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Lạm phát đến nay dần hạ nhiệt, nhưng hệ quả là kinh tế suy yếu, thất nghiệp gia tăng, thu nhập người dân giảm sút, lãi suất tăng cao… đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

     

    Theo Agility, năm 2022, Việt Nam xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu; năm 2023 nâng lên 1 bậc, lọt vào Top 10 thị trường logistics mới nổi trên thế giới và đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á.

     

    Thống kê cho thấy, 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 262,54 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa ước đạt 136,17 tỷ USD, giảm 11,6%; nhập khẩu hàng hóa ước đạt 126,37 tỷ USD, giảm 17,9%.

     

    Trong khi đó, cơ sở hạ tầng logistics của Việt Nam như cảng biển, kho bãi còn hạn chế, các loại thuế, phí cầu đường và phụ phí cao, làm tăng chi phí vận chuyển hàng hóa. Năm ngoái, chi phí logistics trung bình của Việt Nam chiếm 16,8 - 17% giá trị hàng hóa, một số mặt hàng như gỗ chiếm tới 20 - 25%, trong khi Singapore là 8,5%, Malaysia là 13%, Thái Lan là 15,5%, trung bình thế giới là 10,7%.

     

    Lĩnh vực xuất nhập khẩu giảm tốc, chi phí gia tăng (bao gồm chi phí lãi vay), cạnh tranh gay gắt… đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cảng biển nói riêng, logistics nói chung.

     

    Cụ thể, trong I/2023, Công ty cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam (Viconship, mã chứng khoán VSC) ghi nhận 42,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm hơn 60% so với cùng kỳ. Tương tự, lợi nhuận của Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (Hải An, mã chứng khoán HAH) là 119 tỷ đồng, giảm 40%; Công ty cổ phần Gemadept (mã chứng khoán GMD) là 202 tỷ đồng, giảm 26%; Công ty cổ phần Đại lý Hàng hải Việt Nam (mã chứng khoán VSA), là 8,8 tỷ đồng, giảm 20%; Công ty cổ phần Transimex (mã chứng khoán TMS) là 52,5 tỷ đồng, giảm 79%; Công ty cổ phần Đại lý Vận tải SAFI (mã chứng khoán SFI) là 21,9 tỷ đồng, giảm 65%; Sotrans là 39,8 tỷ đồng, giảm 36%...

     

    Dự phóng lợi nhuận năm 2023

     

    Giá cước vận tải trở về mức thấp của giai đoạn 2011 - 2019 có thể tiếp tục ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp logistics trong các quý tiếp theo. Riêng nhóm vận tải biển, Công ty Chứng khoán SSI nhận định, áp lực gia tăng từ nguồn cung tàu mới có thể khiến thị trường dư cung và giá cước giảm thêm.

     

    Thực tế, triển vọng khó khăn khiến hầu hết các doanh nghiệp logistics lên kế hoạch kinh doanh năm 2023 ở mức thấp so với năm 2022.

     

    Chẳng hạn, Hải An đặt mục tiêu năm nay đạt doanh thu 2.959 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 492 tỷ đồng, giảm 41% so với năm ngoái, vì khi giá cước vận chuyển và giá cho thuê tàu ở mức thấp, hiệu quả đầu tư đội tàu sẽ giảm.

     

    Theo Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MAS), nguồn thu chính của Hải An đến từ hoạt động vận chuyển, đang chịu áp lực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy yếu, nên dự phóng lợi nhuận sau thuế năm 2023 chỉ đạt 414,4 tỷ đồng, giảm 49,5% so với năm 2022.

     

    Với Gemadept, MAS dự phóng, năm 2023, sản lượng và doanh thu cảng biển không đổi, nhưng doanh thu logistics có thể giảm. Theo đó, tổng doanh thu của Gemadept ước đạt 3.784,9 tỷ đồng, giảm 3,3%; lợi nhuận sau thuế 2.389,4 tỷ đồng, tăng 6,5% so với năm 2022. Yếu tố giúp lợi nhuận năm nay tăng là nhờ Gemadept vừa chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Công ty cổ phần Cảng Nam Hải Đình Vũ (đơn vị sở hữu cảng container Nam Hải Đình Vũ tại Hải Phòng) cho Viconship.

     

    Cả hai bên đều không công bố giá trị chuyển nhượng, nhưng Công ty Chứng khoán Agribank nhận định, giá bán 84,66% cổ phần Cảng Nam Hải Đình Vũ khoảng 2.000 tỷ đồng, có thể mang lại một khoản lợi nhuận bất thường 1.240 tỷ đồng cho Gemadept.

     

    Công ty Chứng khoán An Bình (ABS) dự phóng, lợi nhuận sau thuế cả năm 2023 của Gemadept đạt 2.061 tỷ đồng, tăng 77% so với năm 2022, nhờ thoái vốn tại Cảng Nam Hải Đình Vũ.

     

    ABS dự báo, sau thương vụ này, năng lực của Viconship trong hệ thống cảng containter tại Hải Phòng sẽ được nâng từ 12% lên 17% tổng công suất. Ngược lại, công suất của Gemadept chỉ giảm từ 14% xuống 13% do giai đoạn 2 của cảng Nam Đình Vũ đi vào hoạt động trong năm 2023, đủ bù đắp phần công suất của cảng Nam Hải Đình Vũ.

     

    Trong khi đó, Viconship được MAS dự phóng đạt 2.230 tỷ đồng doanh thu và 187,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2023; doanh thu tăng 11,1%, nhưng lợi nhuận giảm 52,4% so với năm 2022, do chi phí hoạt động và chi phí tài chính dự kiến tăng mạnh.

     

    Một doanh nghiệp dự kiến năm nay ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan là Sotrans, với kế hoạch đạt doanh thu hợp nhất 3.180 tỷ đồng, tăng 21%; lợi nhuận sau thuế 406 tỷ đồng, tăng 60% so với năm ngoái. Để đạt được mục tiêu đề ra, Sotrans cho biết, doanh nghiệp sẽ chuyển đổi mô hình kinh doanh, tập trung chuyên môn hóa các lĩnh vực kinh doanh của từng công ty thành viên, tập trung phát triển mảng giao nhận vận chuyển quốc tế, nội địa và kinh doanh kho bãi.

     

    ABS đánh giá, tình hình kinh tế của các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc đang suy yếu do lãi suất và tồn kho bán lẻ duy trì ở mức cao, số lượng đơn đặt hàng liên tục giảm... Mặc dù vậy, với tốc độ lạm phát chậm dần trong 2 tháng gần đây, ABS kỳ vọng, chu kỳ kinh tế các thị trường đó sẽ tạo đáy trong nửa cuối năm 2023 và hồi phục dần, giúp sản lượng sản xuất và xuất nhập khẩu của Việt Nam gia tăng, kéo theo nhu cầu vận chuyển tăng trở lại.

     

    Hải Minh

     

    Bài viết của:https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/logistics-kho-khan-bua-vay-post323561.html

  • Lượng tàu ngoại qua cảng biển giảm mạnh nửa đầu năm 2023

     

    Lượng tàu ngoại qua cảng biển giảm mạnh nửa đầu năm 2023

     

    22/06/2023 20:56

     

    Lượng tàu ngoại thông qua cảng biển có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ, đạt hơn 18,1 nghìn lượt.

     

    Tin từ Cục Hàng hải VN, 5 tháng đầu năm 2023, tổng số lượt tàu thuyền thông qua cảng biển đạt hơn 40 nghìn lượt, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2022.

     

    Trong đó, số lượt tàu ngoại thông qua giảm mạnh. Cụ thể, lượt tàu ngoại thông qua đạt 18.145 lượt, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước.

     

    lượng tàu ngoại qua cảng biển giảm mạnh nửa đầu năm 2023

     

    Tình hình kinh tế khó khăn, số lượng tàu ngoại thông qua cảng biển Việt Nam cũng giảm

     

    Số lượt tàu nội thông qua cảng biển cũng có xu hướng giảm, đạt gần 21,9 nghìn, giảm 5%. Đáng chú ý, số lượt tàu xuất nhập cảnh đạt 2.478 lượt, giảm tới 24% và tàu chạy tuyến nội địa đạt hơn 19,2 nghìn lượt, giảm 2%.

     

    Riêng trong tháng 5, số lượt tàu ngoại thông qua cảng biển đạt gần 4 nghìn, giảm 2% so với cùng kỳ 2022. Lượt tàu nội đạt hơn 4,6 nghìn, giảm 9%.

     

    Đáng chú ý, theo thông tin của Báo Giao thông, số lượt tàu ngoại đến một số cảng biển ở khu vực miền Bắc đã giảm khoảng 30% so với thông thường.

     

    Mặc dù số lượt tàu ngoại thông qua cảng biển giảm, nhưng số lượt phương tiện thủy nội địa VR - SB lại có xu hướng tăng. 5 tháng đầu năm 2023, thống kê cho thấy có 138,8 nghìn lượt phương tiện thủy nội địa thông qua, bằng với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, lượt phương tiện thủy nội địa VR-SB thông qua đạt 21,2 nghìn lượt, tăng 17%.

     

    Hồ An

     

    Bài viết của:https://www.baogiaothong.vn/luong-tau-ngoai-qua-cang-bien-giam-manh-nua-dau-nam-2023-d594891.html

  • Một con tàu mới OOCL Turkiye sức chứa 24,188 TEUs gia nhập đội tàu COSCO

     

    Một con tàu mới OOCL Turkiye sức chứa 24,188 TEUs gia nhập đội tàu COSCO

     

    17/6/2023

     

    Là công ty con của Cosco, hãng tàu Container Line (OOCL) vừa thông báo rằng con tàu mang tên OOCL Turkiye có sức tải 24.188 TEUs đã được đặt tên tại nhà máy đóng tàu Nantong COSCO KHI Ship Engineering (NACKS), đây là con tàu thứ ba có cùng kích thước trong series 12 chiếc được tiếp nhận. Khi ra mắt, con tàu container mới này đã được đón nhận và thu hút sự tò mò của các đối tác và khách hàng lớn của hãng tàu OOCL. Con tàu cũng được ông Jane Liu – Chủ tịch tập đoàn lốp xe hàng đầu Sailun Group đặt tên.

     

     

    Với mục tiêu chiến lược tăng trưởng hơn nữa tuyến dịch vụ thương mại Á-Âu, OOCL Turkiye sẽ cùng với các tàu khác trong đội tàu là OOCL Spain và OOCL Piraeus phục vụ tuyến LL3 Á-Âu của Hãng tàu này.

     

    Nguồn: Vietnam Shipping Gazette

     

    Bài viết của:https://www.vla.com.vn/mot-con-tau-moi-oocl-turkiye-suc-chua-24188-teus-gia-nhap-doi-tau-cosco.html

  • ONE khai trương dịch vụ nội Á mới kết nối với Cảng Cát Lái, TP.Hồ Chí Minh

     

    ONE khai trương dịch vụ nội Á mới kết nối với Cảng Cát Lái, TP.Hồ Chí Minh

     

     

    Hãng tàu Ocean Network Express (ONE) công bố khai trương dịch vụ nội Á mới với tên gọi "Korea China Straits 2" (KCS2) kết nối với Cảng Cát Lái, TP.Hồ Chí Minh.

     

     

    Hãng tàu Ocean Network Express (ONE) có trụ sở chính tại Singapore đã công bố khai trương dịch vụ mới với tên gọi "Korea China Straits 2" (KCS2).

     

    Dịch vụ mới sẽ bắt đầu từ cảng Pusan vào ngày 6 tháng 7 với hải trình như sau:

     

    Pusan (Hàn Quốc) – Kwangyang (Hàn Quốc) – Thượng Hải (Trung Quốc) – Sekou (Trung Quốc) – Singapore – Port Klang (Malaysia) –Penang (Malaysia) – Singapore – Cát Lái (Việt Nam) – Nansha (Quảng Châu) – Pusan

     

    ONE cho biết KCS2 sẽ cung cấp dịch vụ trực tiếp đến Penang và Cát Lái, nơi có khả năng tiếp cận tốt với thị trường Thành phố Hồ Chí Minh.

     

    "Đây cũng là một cải tiến dịch vụ từ PF1 và VSS hiện tại mà ONE kết nối với Penang và Cát Lái lần lượt qua Singapore," ONE cho biết.

     

    Dịch vụ Korea China Straits 2 (KCS2) (Nguồn: ONE)

     

    Dịch vụ Korea China Straits 2 (KCS2) (Nguồn: ONE)

     

    Nguồn: Phaata.com (Theo Ocean Network Express (ONE))

     

    Bài viết của:https://phaata.com/thi-truong-logistics/one-khai-truong-dich-vu-noi-a-moi-ket-noi-voi-cang-cat-lai-tp-ho-chi-minh-35806.html

  • Phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam: Tăng liên kết, nâng cao chuỗi giá trị

     

    Phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam: Tăng liên kết, nâng cao chuỗi giá trị

     

     

    Nhằm thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics trong bối cảnh hội nhập, các chuyên gia cho rằng, cần củng cố, tăng cường hơn các mối liên kết trong ngành.

     

    Dịch vụ logistics Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao

     

    Ngày 28/6, Hiệp hội Logistics Hà Nội (HLNA) phối hợp Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Hội thảo “Logistics thúc đẩy liên kết ngành và nâng cao chuỗi giá trị”. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp, hiệp hội cùng thúc đẩy việc hợp tác, góp phần nâng tầm vị thế doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

     

    Hội thảo có sự tham dự của đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), các doanh nghiệp và các hiệp hội như: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội (HAMI)…

     

    Phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam: Tăng liên kết, nâng cao chuỗi giá trị

     

    Các diễn giả chia sẻ tại Hội thảo “Logistics thúc đẩy liên kết ngành và nâng cao chuỗi giá trị”

     

    Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, cùng với tốc độ tăng trưởng của GDP, giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu, trị giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, trong thời gian vừa qua dịch vụ logistics của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối cao đạt 14-16%, tỷ lệ 6 doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics đạt khoảng 60-70%, đóng góp khoảng 4-5% GDP.

     

    Còn theo bảng xếp hạng Agility 2022, thị trường logistics Việt Nam được xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Đặc biệt, Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu trong các nước ASEAN về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics được Cơ quan Quản lý hoạt động hàng hải của Mỹ (FMC) cấp phép. Việt Nam hiện có hơn 40.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics.

     

    Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh giúp gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường đa dạng các loại hàng hóa tham gia xuất nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ năm 2010 đến nay tăng 4,6 lần, từ 157,1 tỷ USD năm 2010 lên 730,21 tỷ USD tỷ USD năm 2022, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

     

    Năm 2022, Việt Nam có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng cả về chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt các doanh nghiệp đã tận dụng các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường có ký kết FTA.

     

    Bên cạnh hoạt động xuất nhập khẩu, mức bán lẻ hàng hóa trong nước tăng trưởng cũng đòi hỏi nhu cầu dịch vụ logistics phát triển. Tính riêng giai đoạn 2010-2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng hơn 3 lần tư 1.254 nghìn tỷ (2010) lên 3.815 nghìn tỷ (2020) tạo nguồn cầu cho dịch vụ logistics, lưu thông hàng hóa trong nước.

     

    Để đạt được những thành công trên, không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của ngành dịch vụ logistics. Logistics được xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế- ông Trần Thanh Hải khẳng định.

     

    Theo ông Trần Thanh Hải, nếu nền kinh tế là một bộ máy thì có thể ví logistics như dầu bôi trơn cho bộ máy đó vận hành thông suốt, đạt được công suất lớn nhất với chi phí nhiên liệu ít nhất và độ bền cao nhất. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển đồng bộ, nhịp nhàng một khi chuỗi logistics hoạt động liên tục.

     

    Chính vì vậy mà vai trò của logistics ngày càng được đề cao trong nền kinh tế quốc dân, trở thành nhân tố hỗ trợ cho dòng chu chuyển của các giao dịch kinh tế, đồng thời cũng là một hoạt động quan trọng đối với hoạt động kinh doanh hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ - ông Trần Thanh Hải nói.

     

    Đẩy mạnhliên kết, nâng cao sức cạnh tranh

     

    Bên cạnh những kết quả đạt được ngành logistics Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như chưa khai thác hết được lợi thế địa kinh tế và tương xứng với tiềm năng của mỗi địa phương; cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động logistics cũng như sự kết nối giữa hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin... cả trong nước và với khu vực còn chưa cao nên hiệu quả hoạt động logistics còn nhiều bất cập. Chi phí dịch vụ còn cao, chất lượng cung cấp một số dịch vụ chưa cao, trong điều kiện thị trường cung cấp dịch vụ của Việt Nam hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt.

     

    Phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam: Tăng liên kết, nâng cao chuỗi giá trị

     

    Ký kết MOU giữa Hiệp hội Logistics Hà Nội (HNLA) và Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội (HAMI)

     

    Ông Trần Thanh Hải cho rằng, một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển của logistics chính là sự thiếu liên kết giữa các bên của chuỗi cung ứng và các bên liên quan của ngành, thể hiện qua tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics ở Việt Nam còn thấp so với các nước phát triển khác.

     

    Vì vậy, trong thời gian tới, nhằm thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics, bên cạnh những giải pháp căn cơ đã và đang được các cấp, các bên tích cực triển khai thực hiện như hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải cách môi trường kinh doanh; hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics; tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin; phát triển nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng của doanh nghiệp dịch vụ logistics; phát triển sản xuất, xuất nhập khẩu tạo nguồn hàng cho ngành dịch vụ logistics… thì một giải pháp cần tập trung triển khai chính là việc củng cố, tăng cường các mối liên kết trong ngành.

     

    Cụ thể, cần tăng cường thực hiện hiện liên kết các vùng kinh tế, gồm liên kết liên vùng và nội vùng trong xây dựng hệ thống logistics; tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý, bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, thực thi cơ chế chính sách về hoạt động logistics và các chính sách hỗ trợ khác; tăng cường sự phối hợp, liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp thông qua cầu nối là các hiệp hội.

     

    Ngoài ra, tăng cường liên kết giữa các hiệp hội doanh nghiệp về logistics, giữa các doanh nghiệp dịch vụ logistics với nhau, giữa các hiệp hội doanh nghiệp logistics và các hiệp hội ngành hàng, giữa các doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh hợp tác giữa nhà trường - doanh nghiệp trong việc đào tạo và phát triển nhân lực phục vụ ngành logistics.

     

    Ông Nguyễn Công Cường, Phó Chủ tịch HAMI cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp và bất ổn như hiện nay, lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; sự phục hồi chậm và suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn đã đặt ra cho ngành công nghiệp sản xuất và ngành logistics những thách thức không hề nhỏ.

     

    Chúng ta đều hiểu ngành công nghiệp sản xuất tạo ra các sản phẩm và hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong khi đó, ngành logistics lại là ngành chịu trách nhiệm vận chuyển và quản lý hàng hóa, đảm bảo sự liên kết giữa nguồn cung ứng và điểm tiêu thụ - ông Nguyễn Công Cường nhấn mạnh, đồng thời chia sẻ, chính điều đó đã tạo ra mối quan hệ đối tác quan trọng giữa hai ngành và đây cũng là tiền đề cho sự hợp tác lâu dài giữa HAMI và HLNA.

     

    Tại hội thảo, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó Chủ tịch VASI đã thông tin về những cơ hội của ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử Việt Nam, đó là cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, gia tăng giá trị nội địa để đóng góp nhiều hơn vào chuỗi cung ứng; tăng xuất khẩu sang các thị trường khó tính do điều chỉnh chuỗi cung ứng sau Covid-19; tăng cường thu hút FDI, trước xu hướng dịch chuyển đầu tư và sản xuất sang Việt Nam, tạo cơ hội cho Việt Nam tăng cường thu hút FDI, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

     

    Mặt khác, các nước thúc đẩy liên kết kinh tế song phương và khu vực, việc phê chuẩn các hiệp định tự do thế hệ mới CPTPP, EVFTA… diễn ra khẩn trương hơn, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong các ngành công nghệ cao, đặc biệt là điện tử... Trước những cơ hội đó, hoạt động logistics cho chuỗi cung ứng của ngành điện tử cần đảm bảo tính chuyên nghiệp; dịch vụ kịp thời, độ tin cậy, tính đa dạng và phản ứng nhanh.

     

    Thị trường logistics có sự tham gia của hơn 5.000 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics 3PL, trong đó chiếm 89% là doanh nghiệp trong nước, 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia, với các tên tuổi lớn nằm trong danh sách 50 công ty logistics thế giới lớn nhất như: DHL, Kuehne + Nagel, DSV, DB Schenker…

     

    Quỳnh Nga

     

    Bài viết của:https://congthuong.vn/phat-trien-nganh-dich-vu-logistics-viet-nam-tang-lien-ket-nang-cao-chuoi-gia-tri-260022.html

  • Sản lượng của các cảng container lớn ở Trung Quốc tăng gần 5% trong 4 tháng đầu năm

     

    Sản lượng của các cảng container lớn ở Trung Quốc tăng gần 5% trong 4 tháng đầu năm

     

     

    Các cảng container Trung Quốc đã xử lý 95,4 triệu TEU trong 4 tháng đầu năm 2023, tương đương tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.

     

    Cảng Thượng Hải, Trung Quốc

     

    Cảng Thượng Hải, Trung Quốc (Ảnh: Imgur)

     

    Các cảng container tại Trung Quốc cũng đã báo cáo hơn 5,2 tỷ tấn hàng hóa trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2023, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

     

    Dữ liệu về khối lượng hàng hóa và sản lượng container thông qua của 12 cảng container lớn tại Trung Quốc được thể hiện trong bảng dưới đây:

     

    Sản lượng hàng hóa và container thông qua của 12 cảng container lớn tại Trung Quốc 4 tháng đầu 2023

    Nguồn: Bộ Giao thông Trung Quốc

     

    Theo dữ liệu từ Bộ Giao thông Trung Quốc, cảng Shanghai vẫn là cảng container bận rộn nhất trong nước với sản lượng hơn 15 triệu TEU trong 4 tháng đầu năm 2023. Cảng Ningbo & Zhoushan và cảng Qingdao xếp sau với 11,3 triệu và 900.000 TEU tương ứng.

     

    Trong cùng kỳ, các cảng có sản lượng container thấp hơn đã cho thấy tỷ lệ tăng trưởng cao nhất, trong đó các cảng Yinkou, Dalian và Lianyungang nổi bật với mức tăng trưởng sản lượng container lần lượt là 24,3%, 22,2% và 18%.

     

    Đáng chú ý rằng tất cả 12 cảng trung tâm container lớn tại Trung Quốc đều đã tăng sản lượng container trong các tháng đầu năm nay.

     

    Nguồn: Phaata.com (Theo ContainerNews)

     

    Bài viết của:https://phaata.com/thi-truong-logistics/san-luong-cua-cac-cang-container-lon-o-trung-quoc-tang-gan-5-trong-4-thang-dau-nam-35800.html

  • Sắp diễn ra Hội nghị thường niên của Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế

     

    Sắp diễn ra Hội nghị thường niên của Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế

     

    19:23' - 25/06/2023

     

    Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức diễn ra Hội nghị thường niên của Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế.

     

     

    Hoạt động Logistics ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh minh họa: TTXVN
     

    Theo tin từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), năm 2023, VLA sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên khu vực châu Á Thái Bình Dương của Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế (FIATA), kỳ họp giữa năm của Liên đoàn Hiệp hội Giao nhận ASEAN (AFFA) tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 13 - 15/7/2023.

     

    Sự kiện mở ra cơ hội để doanh nghiệp logistics và xuất khẩu của Việt Nam có dịp gặp gỡ, trao đổi cơ hội hợp tác và học tập kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics của thế giới trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đang được thúc đẩy từ hàng nghìn doanh nghiệp logistics hàng đầu trên thế giới.


    Ngoài các đại biểu và các tổ chức quốc tế liên quan, dự kiến có khoảng 250 đại diện doanh nghiệp dịch vụ logistics các nước  tham dự Hội nghị, mở ra cầu nối thương mại xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ở các ngành, lĩnh vực như: hàng không, nhà hàng, khách sạn, du lịch...
    Đại diện VLA cho biết, trong và sau sự kiện này sẽ có nhiều triển vọng ký kết hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp hội viên của các Hiệp hội logistics ở khu vực và thế giới.


    Cũng trong khuôn khổ Hội nghị sẽ diễn ra chương trình kết nối kinh doanh (B2B). Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam trao đổi, kết nối giao thương với các đối tác nước ngoài, mở rộng và tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường quốc tế.


    B2B là mô hình giúp cắt giảm nhiều khâu trung gian và hàng hóa đến tay các đại lý bán lẻ, khách hàng nhanh hơn với chi phí thấp hơn./.

     

     

    Bài viết của:https://bnews.vn/sa-p-die-n-ra-ho-i-nghi-thuo-ng-nien-cu-a-lien-doan-cac-hiep-hoi-giao-nhan-van-tai-quoc-te/295938.html

  • Tận dụng cơ hội từ EVFTA thúc đẩy phát triển ngành logistics Việt Nam

     

    Tận dụng cơ hội từ EVFTA thúc đẩy phát triển ngành logistics Việt Nam

     

     

    Vị trí địa chiến lược của Việt Nam tạo ra lợi thế rất lớn trong vận tải biển và cơ hội to lớn cho ngành vận tải biển và logistics đến từ 16 hiệp định thương mại

     

    Trên thực tế, ngoài các cơ hội và tiềm năng, các doanh nghiệp logistics Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới do EVFTA mang lại, đòi hỏi các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần có những giải pháp nâng cao năng lực, đồng thời giữ được vị trí lợi thế sân nhà trong quá trình thực thi EVFTA.

     

    Nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Bỉ, ngày 12/6, Thương vụ, Đại sứ Quán Việt Nam tại Bỉ đã phối hợp với Liên minh Bỉ - Việt, Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư Flander tổ chức chương trình định kỳ “Việt Nam đến với Bạn - Vietnamsese Roadshow” tại Antwerp - thành phố cảng lớn nhất của Bỉ với chủ đề "Thúc đẩy hợp tác cảng biển - logistics giữa Việt Nam và Bỉ để kết nối liên khu vực Á - Âu".

     

    Tham dự chương trình có ông Jan Jambon, Thủ hiến vùng Flander, ông Nguyễn Văn Thảo, Đại sứ Việt Nam tại Bỉ và EU, ông Nguyễn Ngọc Huệ, Chủ tịch Hội Cảng, Đường thủy và Thềm lục địa Việt Nam và hơn 30 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và vận tải biển của Bỉ; đại diện của Cục Hàng Hải, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng công ty Hàng hải, Tập đoàn Xuân Cầu (chủ đầu tư cảng Lạch Huyện), Vingroup (chủ đầu tư cảng Vũng Áng) đã tham dự trực tuyến và chia sẻ thông tin từ phía Việt Nam và kêu gọi hợp tác trong lĩnh vực cảng - logistics.

     

    Thủ Hiến Flander phát biểu khai mạc Chương trình Vietnamese Roadshow với standy quen thuộc của chương trình Việt Nam đến với bạn

     

    Thủ hiến vùng Flander phát biểu khai mạc Chương trình Vietnamese Roadshow

     

    Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Thảo - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Vương quốc Bỉ cho rằng: Vị trí địa chiến lược của Việt Nam tạo ra lợi thế rất lớn trong vận tải biển và cơ hội to lớn cho ngành vận tải biển và logistics đến từ 16 hiệp định thương mại tự do trong đó có EVFTA.

     

    Đại sứ Nguyễn Văn Thảo cho biết, năm nay là năm kỷ niệm 50 thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Bỉ, đây là thời gian chín muồi để hai bên phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác nhiều mặt, trong đó có hợp tác cảng biển và logistics.

     

    Ông Jan Jambon - Thủ hiến vùng Flander đánh giá cao chương trình và nhấn mạnh hợp tác cảng - logistics giữa Việt Nam và Bỉ là một trong những hoạt động quan trọng, có tính chất quan trọng trong thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Bỉ cũng như thông qua hợp tác Bỉ - Việt để kết nối liên khu vực ASEAN và EU.

     

    Ấn tượng với tăng trưởng kinh tế Việt Nam và triển vọng hợp tác giữa hai nước, ông Jan Jambon đã thông báo kế hoạch dẫn đoàn doanh nghiệp vùng Flander sang thăm và tìm kiếm cơ hội hợp tác vào tháng 9 năm nay.

     

    Cũng tại hội thảo, các diễn giả đã chia sẻ nhiều thông tin và kinh nghiệm về hệ thống cảng biển Việt Nam và quá trình phát triển của hệ thống cảng Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050; các cơ hội và thách thức đối với hệ thống cảng và logistics Việt Nam; hợp tác trong lĩnh vực cảng, vận tải biển cũng như hậu cần.

     

    Đại diện các doanh nghiêp của Bỉ như ICELOFT (công ty hậu cần đã có đầu tư lớn tại Việt Nam) và DEEPC (công ty đầu tư cảng Hải phòng) đã chia sẻ các cơ hội từ hợp tác cảng, vận tại biển và logistics.

     

    Theo Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Công Thương, để ứng phó với những thách thức và tận dụng cơ hội từ hiệp định EVFTA, ngành logistics Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ hơn nữa từ sự chủ động của doanh nghiệp cho đến những chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

     

    Cùng với đó, các doanh nghiệp cần nắm rõ hơn nữa những cam kết mở cửa dịch vụ logistics để nhận diện được các nguy cơ mới trong cạnh tranh và thay đổi tư duy về ngành logistics, qua đó tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp.

     

    Đồng thời, các chính sách định hướng, hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan ban ngành địa phương sẽ được tăng cường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành logistics, trong hoạt động của doanh nghiệp nói chung và trong việc tận dụng những cơ hội từ hiệp định EVFTA nói riêng.

     

    Thời gian qua, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU đang được hưởng lợi thế rất lớn từ EVFTA, tuy nhiên, một số hạn chế của hậu cần - logistics đã ảnh hưởng phần nào đến những cơ hội từ EVFTA. Được biết, Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam đang tập trung xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực cảng biển, logistics giữa Việt Nam với Bỉ, Việt Nam với Luxembourg để tạo ra khả năng cạnh tranh tốt hơn cho hàng hóa Việt Nam.

     

    Hiện, Chính phủ Việt Nam đang tập trung phát triển kinh tế biển, hạ tầng cảng biển và logistics nhằm đưa Việt Nam trở thành một trung tâm logistics, trung tâm trung chuyển hàng hóa quốc tế và trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển.

     

    Hà Hương

     

    Bài viết của:https://congthuong.vn/tan-dung-co-hoi-tu-evfta-thuc-day-phat-trien-nganh-logistics-viet-nam-257947.html

  • Tạo chuỗi dịch vụ logistics để tăng sức cạnh tranh cho nông sản xuất khẩu

     

    Tạo chuỗi dịch vụ logistics để tăng sức cạnh tranh cho nông sản xuất khẩu

     

    13:01 25/06/2023

     

    Để nâng cao chuỗi giá trị hàng nông sản Việt Nam, cần thực hiện các gói giải pháp đồng bộ về hạ tầng, thể chế chính sách, nguồn nhân lực và đặc biệt là phát triển mô hình liên kết…

     

    Cần có quy hoạch xây dựng các trung tâm logistics nông sản.

     

    Cần có quy hoạch xây dựng các trung tâm logistics nông sản.

     

    Nông sản là một trong những ngành hàng quan trọng, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2022 đạt 53,2 tỷ USD, vượt xa mốc kỷ lục 48,6 tỷ USD của năm 2021.

     

    5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 20,26 tỉ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của hậu Covid và tình hình biến động của thế giới.

     

    NÔNG SẢN KÉM CẠNH TRANH DO LOGISTICS CHƯA ĐỒNG BỘ

     

    Theo báo cáo “Chuyển đổi nông nghiệp xanh của Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố năm 2022, bên cạnh những giải pháp về xúc tiến thương mại, marketing, quảng bá tiếp cận thị trường quốc tế, thì hệ thống logistics và lưu trữ bảo quản đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chuỗi giá trị hàng nông sản Việt Nam.

     

    Tuy nhiên, tại tọa đàm “Nâng cao chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu - gắn kết hiệu quả với hệ thống logistics" ngày 23/6, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Vina T&T, cho biết chi phí logistics nông sản tại Việt Nam đang rất cao, đang chiếm 20-25% giá trị hàng hóa, trong khi đó tỷ lệ này ở Thái Lan là 12% hay thế giới 14%.

     

    “Nông sản của các nước khác có thể không hơn Việt Nam về chất lượng nhưng họ hơn về giá thành. Chỉ riêng chi phí logistics, giá thành sản phẩm của chúng ta đã hơn các thị trường khác mười mấy %. Như vậy rất khó để cạnh tranh”, ông Tùng nhận định.

     

    Bà Nguyễn Nam Phương Thảo, Giám đốc Kinh doanh Công ty Hoàng Phát cũng bổ sung, giá cước vận tải từ Bangkok đến các thị trường quốc tế thấp hơn so với từ Hà Nội hay TP.HCM ít nhất từ 1-2 USD/kg. Điều này làm cho nông sản Việt khó có thể cạnh tranh với nông sản Thái trên thị trường quốc tế.

     

    Ngoài ra, chi phí tại cảng và các khoản phụ phí vẫn còn cao. Không có hàng không với đội bay chuyên chở hàng hóa riêng biệt phục vụ cho các sản phẩm nông nghiệp, nên chi phí vận chuyển bằng đường hàng không cao hơn nhiều so với các nước lân cận như Campuchia, Thái Lan... Thời gian xử lý tại cảng hoặc vận chuyển dài.

     

    Còn theo bà Nguyễn Tú Uyên, Tổng Giám đốc Công ty CMU Logistics, xuất khẩu trái cây phải trải qua nhiều công đoạn nhưng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của chúng ta phát triển chưa đồng bộ, chưa thật sự kết nối nên phát sinh nhiều thời gian, chi phí, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, giá thành của nông sản.

     

    Quả vải của tỉnh Bắc Giang, Hải Dương xuất khẩu phải đưa vào TP.HCM chiếu xạ khiến cho chi phí, thời gian và giá thành đội lên.

     

    Quả vải của tỉnh Bắc Giang, Hải Dương xuất khẩu phải đưa vào TP.HCM chiếu xạ khiến cho chi phí, thời gian và giá thành đội lên.

     

    Hệ thống cao tốc vẫn bị kẹt xe tại các nút giao, điểm nghẽn. Hệ thống kho bãi manh mún, cơ sở chế biến nông sản còn thiếu, quy mô nhỏ. Chuỗi kho mát, kho lạnh phục vụ cho nông sản còn thiếu.

     

    Hãng tàu, hãng hàng không đang hoạt động tại Việt Nam hầu hết đều của nước ngoài, nên doanh nghiệp bị phụ thuộc vào giá cước vận chuyển, thời gian transit, lịch vận chuyển…

     

    Bổ sung thêm, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), cho rằng hạ tầng cơ ở sản xuất, chế biến, bảo quản tại Việt Nam còn yếu khiến tình trạng hao hụt ở mức cao.

     

    Rau quả xuất khẩu phải có những kho riêng, phương tiện vận chuyển riêng nhưng hiện chúng ta vẫn chưa có, vẫn thực hiện cùng với các loại nông sản khác. Chính vì vậy, hao hụt, tổn thất sau thu hoạch rất cao, lên tới 30-35%.

     

    QUY HOẠCH TRUNG TÂM LOGISTICS NÔNG SẢN

     

    Từ thực tế này, bà Nguyễn Tú Uyên đề xuất cần có quy hoạch xây dựng các trung tâm logistics nông sản, trong đó có kho mát để phân loại, bảo quản, sơ chế giúp nâng cao chất lượng và ổn định giá thành.

    Đồng thời tăng cường đầu tư hạ tầng logistics cho hàng hoá nông sản, nhất là các vùng nông sản tập trung, chủ lực. Kết nối đường thuỷ - đường bộ - đường sắt phát huy sức mạnh tổng thể logistics nội địa.

     

    Ngoài ra, bà kiến nghị Chính phủ cần quan tâm đẩy mạnh hơn nữa đầu tư cơ sở hạ tầng vận tải đường bộ kết nối từ các vùng nguyên liệu khu vực đồng bằng sông Cửu Long để người nông dân, các hợp tác xã có cơ hội đưa sản phẩm nông nghiệp đến các thị trường xuất khẩu với chất lượng tốt nhất.

     

    Về phía doanh nghiệp, bà Uyên cho rằng các doanh nghiệp logistics nên áp dụng công cụ quản lý tiên tiến trong công nghệ 4.0: AI, Big Data, Blockchain… giúp giảm chi phí, tăng hiệu suất kinh doanh. Đồng thời, cần xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ chuỗi cung ứng logistics đa phương thức và toàn diện.

     

    PGS.TS Hồ Thị Thu Hoà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI), bổ sung thêm, cần có thể chế và chính sách thiết lập hệ sinh thái logistics chuỗi lạnh gồm sản xuất, chế biến và thương mại.

     

    Quy hoạch đất cho các trung tâm, cụm logistics và trung tâm chế biến sau thu hoạch. Hoàn thiện thể chế, đặc biệt là khung pháp lý liên quan đến liên kết vùng, cải thiện kết nối khu vực.

     

    Viện trưởng VLI kiến nghị, cần phát triển nguồn nhân lực và nền tảng điện tử cho logistics chuỗi lạnh như bản đồ chuỗi lạnh, chia sẻ dữ liệu và cơ sở hạ tầng. Tăng cường vai trò của hợp tác công tư.

     

    Đặc biệt, PGS.TS Hồ Thị Thu Hoà đề xuất phát triển mô hình liên kết 2 nhà là Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) và Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) và mô hình liên kết 4 nhà gồm VLA, Vinafruit, UNIDO và VLI.

     

    “Cần liên kết các đơn vị tạo chuỗi dịch vụ logistics tích hợp đối với hàng nông sản xuất khẩu giúp khách hàng giảm chi phí, thời gian. Liên kết ngang với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhằm phát triển mạng lưới”, Viện trưởng VLI nhấn mạnh.

     

    Cơ quan quản lý nhà nước cần chú trọng quy hoạch mạng lưới hạ tầng logistics (hạ tầng cứng và mềm ICT) và đầu tư hạ tầng cho khu vực, đặc biệt hạ tầng vận tải kết nối đầu nguồn thu hoạch-hạ tầng trung tâm logistics phục vụ hàng nông sản.

     

    Với các doanh nghiệp xuất khẩu, cần quan tâm các phương án dịch vụ logistics để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tăng tỷ lệ thuê ngoài logistics để tăng tính chuyên môn hoá, giảm tỉ lệ hao hụt, tổn thất. Kết hợp với các doanh nghiệp trong sử dụng dịch vụ logistics để tận dụng lợi thế nhờ quy mô; tạo liên kết mạng lưới chủ hàng.

     

    Ông Tùng đồng tình, để hoạt động chuỗi cung ứng đạt hiệu quả hơn, cần đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng logistics nông sản: Vùng nguyên liệu tập trung đủ lớn – trạm sơ chế - nhà máy – kho lạnh – hệ thống vận tải – chiếu xạ – cảng biển, hàng không.

     

    Liên kết để kết nối giữa các hãng tàu lớn trong và ngoài nước nhằm ổn định giá cước vận chuyển. Tăng cường liên kết giữa các bên trong chuỗi cung ứng hàng nông sản: Người nông dân - thương lái - nhà máy chế biến - doanh nghiệp thương mại - doanh nghiệp logistics.

     

    Hương Loan

     

    Bài viết của:https://vneconomy.vn/tao-chuoi-dich-vu-logistics-de-tang-suc-canh-tranh-cho-nong-san-xuat-khau.htm

  • Tàu biển phải nằm chờ tại cảng vì... cắt điện luân phiên

     

    Tàu biển phải nằm chờ tại cảng vì... cắt điện luân phiên

     

    08/06/2023 17:04

     

    Đặc thù trong khai thác cảng phải luôn đảm bảo cam kết năng lực phục vụ 24/7 cho các khách hàng, hãng tàu, doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

     

    Cảng biển kêu trời vì cắt điện luân phiên

     

    Ba Hiệp hội gồm Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam; Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Dịch vụ Hàng hải Việt Nam và Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan về việc cung cấp điện cho các cảng khu vực Hải Phòng.

     

    tàu biển phải nằm chờ tại cảng vì... cắt điện luân phiên

     

    Việc cắt điện gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp cảng tại khu vực Hải Phòng. Ảnh minh họa

     

    Theo đó, thời gian qua đã xảy ra tình trạng mất điện do sự cố, cắt điện luân phiên thường xuyên tại khu vực Hải Phòng. Đặc biệt, trong hoạt động khai thác cảng, với đặc thù phải luôn luôn đảm bảo cam kết năng lực phục vụ 24/7 cho tất cả các khách hàng, hãng tàu, doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài nước, duy trì thông suốt toàn bộ chuỗi cung ứng - mạch máu của nền kinh tế… việc cắt điện đã gây nhiều khó khăn cho các cảng.

     

    Điều này tiềm ẩn rủi ro doanh nghiệp phải đền bù thiệt hại rất lớn cho số ngày tàu nằm chờ tại cảng, làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng dịch vụ, xuống cấp nhanh chóng trang thiết bị, ảnh hưởng đến an toàn lao động và đặc biệt là nguy cơ bị mất khách hàng.

     

    Là cảng có 95% thiết bị xếp dỡ hoạt động bằng điện, ông Trần Viết Mạnh, Phó giám đốc Công ty CP Cảng Nam Đình Vũ cho biết hiện nay, cảng đón khoảng 18 - 20 tàu/tuần. Mỗi ngày, có khoảng 3 - 4 tàu nằm cầu cùng một lúc. Việc mất điện gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất, khai thác của cảng, khi đa số tình huống mất điện khẩn cấp khiến doanh nghiệp không kịp ứng phó và mỗi lần mất điện khoảng trên 6 tiếng.

     

    “Không có kế hoạch mất điện, khi cảng tiếp nhận tàu và tàu phải nằm chờ sẽ rất nguy hiểm cho việc đảm bảo an toàn hàng hải vì đặc thù hàng hải còn phụ thuộc vào thủy triều. Tàu đang trong quá trình làm hàng phải dừng lại và nằm cầu cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động khai thác cầu bến”, ông Mạnh nói và cho biết thêm, trong việc hợp tác, cảng phải cam kết với các hãng tàu về hoạt động khai thác. Do đó, làm chậm một ngày tàu, cảng sẽ phải đền bù thiệt hại. Hiện nay, một ngày tàu có chi phí khoảng 30.000 USD - 50.000 USD tùy thuộc từng loại tàu và kích cỡ tàu. Tuy nhiên, nguy cơ còn gây ảnh hưởng đến tất cả các cảng trong hành trình của tàu, cũng như thiệt hại về giá trị hàng hóa thương mại.

     

    Ưu tiên đảm bảo cung ứng điện cho các cảng

     

    Theo các Hiệp hội, tần suất cắt điện (theo kế hoạch và đột xuất) đang có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của cảng và dòng chảy của nền kinh tế.

     

    Việc cắt điện thường xuyên bị đánh giá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của từng cảng, còn ảnh hưởng uy tín chất lượng dịch vụ cảng biển so với khu vực, cũng như có thể dẫn đến mất niềm tin vào hệ thống an ninh năng lượng quốc gia.

     

    Từ đây, các Hiệp hội kiến nghị hệ thống lưới điện thành phố và quốc gia cần có các nguồn điện dự phòng, xem xét điều phối lại nguồn điện cho từng khu vực, ngành nghề một cách phù hợp. Trong đó, đặc biệt ưu tiên đảm bảo cung ứng điện cho các cảng luôn trong tình trạng sẵn sàng, liên tục 24/7 để các doanh nghiệp cảng/logistics có đủ nguồn lực, năng lượng sớm phục hồi sản xuất kinh doanh.

     

    Đối với trường hợp mất điện do sự cố, do sự kiện bất khả kháng, cơ quan chuyên ngành được đề nghị trong thời hạn 24 giờ cần thông báo cho các cảng (bên mua điện) biết nguyên nhân, dự kiến thời gian cấp điện trở lại theo quy định của Luật Điện lực.

     

    Đồng thời, có văn bản giải trình gửi các cảng trong vòng 8 giờ ngay sau thời điểm khắc phục xong sự cố vì đây là cơ sở quan trọng để cảng thu xếp thông báo, giải trình, phối hợp làm việc với các khách hàng, hãng tàu.

     

    Với trường hợp bắt buộc phải cắt điện nhưng không vì lý do khẩn cấp, cắt điện luân phiên, cắt điện để bảo trì bảo dưỡng lưới điện, các Hiệp hội kiến nghị cơ quan chuyên ngành cần có kế hoạch cụ thể, gửi cho các cảng trước thời điểm ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện ít nhất 5 ngày bằng cách thông báo trong 3 ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng, hoặc ưu tiên gửi văn bản cho cảng.

     

    Cùng đó, có giải pháp hỗ trợ, bù đắp thiệt hại cho cảng như hỗ trợ kinh phí đầu tư, chi phí duy trì hoạt động trạm biến áp, máy phát, bảo trì phương tiện. Bên cạnh đó, có các giải pháp hỗ trợ kinh phí cho cảng trong trường hợp tàu phải nằm chờ tại cảng do mất điện, có chính sách trợ giá điện cho cảng để bù đắp các thiệt hại do cắt điện gây ra.

     

    Cũng tại văn bản kiến nghị, các Hiệp hội cho rằng cơ quan chuyên ngành cần có các chính sách khuyến khích, ưu đãi dành cho các doanh nghiệp cảng, logistics tiên phong ứng dụng công nghệ, đầu tư, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.

     

    Hoạt động chuỗi cung ứng lạnh (tại cảng, vận tải, kho bãi...) đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng chi phí đầu tư và duy trì hoạt động sản xuất (chi phí điện) rất lớn. Do đó, để đa dạng và nâng cao năng lực của chuỗi cung ứng, đề xuất các cơ quan xem xét sớm hỗ trợ doanh nghiệp được chuyển biểu giá điện từ biểu giá kinh doanh sang biểu giá sản xuất.

     

    Các Hiệp hội cũng đề xuất xây dựng cơ chế điều hành giá điện hấp dẫn nhằm thu hút, khuyến khích đa dạng thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào năng lượng tái tạo nhằm ổn định nguồn cung, hạ giá thành bán điện, gia tăng giá trị kinh tế, xã hội, giảm gánh nặng đầu tư cho ngân sách nhà nước và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

     

    Hồ An

     

    Bài viết của:https://www.baogiaothong.vn/tau-bien-phai-nam-cho-tai-cang-vi-cat-dien-luan-phien-d593586.html

  • Thiết lập hệ sinh thái logistics chuỗi lạnh

     

    Thiết lập hệ sinh thái logistics chuỗi lạnh

     

    24/06/2023 06:32

     

    Cần có thể chế và chính sách thiết lập hệ sinh thái logistics chuỗi lạnh gồm sản xuất, chế biến và thương mại


    Tọa đàm “Nâng cao chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu - gắn kết hiệu quả với hệ thống Logistics" do Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) phối hợp tổ chức ngày 23/6/2023.

     
    Khai mạc Toạ đàm “Nâng cao chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu – gắn kết hiệu quả với hệ thống logistics” ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) nhấn mạnh Quyết định số 221/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã khẳng định lại mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5% - 6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15% - 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50% - 60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16% - 20% GDP, xếp hạng theo Chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở lên. 


    Để đạt được các mục tiêu này, Quyết định cũng đề ra 6 nhóm nhiệm vụ và những giải pháp tổng thể trong đó có Nhiệm vụ số 34 có chỉ rõ việc phải “Tích hợp sâu dịch vụ logistics với các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa trong nước và các ngành dịch vụ khác”.


    Nông sản xuất khẩu là một trong những ngành hàng quan trọng, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự gia tăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và yêu cầu nâng cao năng lực chuỗi giá trị:


    Theo báo cáo “Chuyển đổi nông nghiệp xanh của Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố năm 2022, bên cạnh những giải pháp về xúc tiến thương mại, marketing, quảng bá tiếp cận thị trường quốc tế, thì hệ thống logistics và lưu trữ bảo quản đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chuỗi giá trị hàng nông sản Việt Nam.


    Chủ tịch VLA cho biết, năm 2023, giống như các ngành nghề kinh doanh khác, bối cảnh tình hình thế giới có nhiều tác động ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Đó là lạm phát tiếp tục tăng cao ở Mỹ, Châu Âu và nhiều nước trên thế giới, đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, nguy cơ mất ổn định an ninh năng lượng, an ninh lương thực, lạm phát…Giá xăng dầu tiếp tục được dự báo diễn biến phức tạp do những biến động của các yếu tố chính trị và kinh tế.


    Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu xuất hiện nhiều các rào cản thương mại mới như: EU điều chỉnh các biện pháp kiểm dịch, kiểm soát an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu vào ngày 26/1/2023, các khu vực thị trường thuộc hiệp định CPTPP, UKVFTA đưa ra những sự điều chỉnh quan trọng trong quy định về hàng hóa nhập khẩu…


    Nêu thực tế, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Vina T&T kiêm Phó chủ tịch Vinafruit cho biết, chi phí logistics nông sản tại Việt Nam đang chiếm 20-25% giá trị hàng hóa, trong khi đó các nước như Thái Lan chỉ chiếm 12% hay thế giới 14%.
     
     
     
     
     
    Chi phí logistics cao khiến nông sản Việt khó cạnh tranh ảnh 1
     
     
    Ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit).
     
     
     
    “Nông sản của thị trường nước khác có thể không hơn về chất lượng nhưng họ hơn về giá thành. Chỉ riêng chi phí logitstic thôi thì giá thành sản phẩm Việt đã hơn các thị trường khác mười mấy %, như vậy thì chúng ta khó có thể cạnh tranh”, theo ông Tùng.


    Bà Nguyễn Tú Uyên, Giám đốc công ty Logistics CMU so sánh với nước bạn trong khu vực là Thái Lan, giá cước vận tải từ Bangkok đến thị trường quốc tế thấp hơn so với từ Hà Nội hay TP HCM ít nhất từ 1-2 USD/kg.


    Trong khi đó, cơ sở hạ tầng trong nước lại chưa được đảm bảo. Hiện nay, hệ thống kho bãi tại Việt Nam còn manh mún, cơ sở chế biến nông sản, chuỗi kho mát, kho lạnh phục vụ còn thiếu.


    Riêng xuất khẩu trái cây phải trải qua nhiều công đoạn nhưng cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ, kết nối khiến thời gian chuẩn bị và chi phí vận chuyển tăng cao, ảnh hưởng đến giá thành và chất lượng sản phẩm.


    "Với mùa vải hiện nay, để xuất khẩu vải đi thị trường Mỹ lại đang thiếu nhà máy chiếu xạ ở khu vực phía Bắc, do đó phải chuyển vải từ Bắc Giang, Thanh Hà - Hải Dương bay vào TP HCM chiếu xạ, sau đó mới trở hàng xuất khẩu đi Mỹ. Chúng tôi cũng đang hỗ trợ 1 số doanh nghiệp thực hiện quy trình này nhưng thấy rất tốn kém và khó khăn”, bà Tú Uyên nêu thực tế.


    Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) nhận định, hạ tầng cơ cở sản xuất, chế biến, bảo quản tại Việt Nam còn yếu khiến tình trạng hao hụt ở mức cao. “Đúng ra, rau quả phải có những kho riêng, phương tiện vận chuyển riêng nhưng chúng ta vẫn chưa có, vẫn thực hiện cùng với các loại nông sản khác. Chính vì vậy, hao hụt, tổn thất sau thu hoạch rất cao, tới khoảng 30-35%”, theo ông Bình.


    Từ thực tế này, Giám đốc CMU Logistics đề xuất cần có quy hoạch xây dựng các trung tâm logistics nông sản, trong đó có kho mát để phân loại, bảo quản, sơ chế giúp nâng cao chất lượng và ổn định giá thành.


    Đồng thời tăng cường đầu tư hạ tầng logistics cho hàng hoá nông sản, nhất là các vùng nông sản tập trung, chủ lực. Kết nối đường thuỷ - đường bộ - đường sắt phát huy sức mạnh tổng thể logistics nội địa.


    Với vai trò kiến tạo của Chính phủ, Giám đốc CMU Logistics kiến nghị Chính phủ cần quan tâm đẩy mạnh hơn nữa đầu tư cơ sở hạ tầng vận tải đường bộ kết nối từ các vùng nguyên liệu khu vực ĐBSCL để người nông dân, HTX có cơ hội đưa sản phẩm nông nghiệp đến các thị trường xuất khẩu với chất lượng tốt nhất.


    Đồng quan điểm, PGS.TS Hồ Thị Thu Hoà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) cũng cho rằng cần có thể chế và chính sách thiết lập hệ sinh thái logistics chuỗi lạnh gồm sản xuất, chế biến và thương mại.


    Quy hoạch đất cho các trung tâm, cụm logistics và trung tâm chế biến sau thu hoạch. Hoàn thiện thể chế, đặc biệt là khung pháp lý, liên quan đến liên kết vùng, cải thiện kết nối khu vực.


    Đồng thời, Viện trưởng VLI kiến nghị cần phát triển nguồn nhân lực logistics cho chuỗi lạnh, phát triển nền tảng điện tử cho logistics chuỗi lạnh như bản đồ chuỗi lạnh, chia sẻ dữ liệu và cơ sở hạ tầng. Tăng cường vai trò của hợp tác công tư.


    Đặc biệt, PGS.TS Hồ Thị Thu Hoà đề xuất phát triển mô hình liên kết 2 nhà với 2 Hiệp hội là VLA và Vinafruit. Phát triển mô hình liên kết 4 nhà gồm VLA, Vinafruit, UNIDO và VLI.


    “Cần liên kết các đơn vị tạo chuỗi dịch vụ logistics tích hợp đối với hàng nông sản xuất khẩu giúp khách hàng giảm chi phí, thời gian. Liên kết ngang với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhằm phát triển mạng lưới”, Viện trưởng VLI đề xuất.
     
     

    Bài viết của:https://logistics.gov.vn/tin-hoat-dong/thiet-lap-he-sinh-thai-logistics-chuoi-lanh

     
  • Tiếp tục giảm chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa

     

    Tiếp tục giảm chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa

     

    Chủ Nhật, 11/06/2023 15:59

     

    Theo báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính - APCI 2022, để thực hiện một thủ tục giao dịch thương mại qua biên giới, trung bình mỗi doanh nghiệp phải bỏ ra khoảng 14,9 giờ, chi phí trực tiếp khoảng 3,8 triệu đồng cho các dịch vụ logistics.

     

    Chú thích ảnh

     

    Cảng Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN

     

    Báo cáo APCI 2022 do Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ thông qua dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME).

     

    Báo cáo cho thấy, thời gian thực hiện các hoạt động liên quan đến logistics gia tăng đối với tất cả các luồng hàng hóa. Xu hướng sử dụng dịch vụ trung gian trọn gói tiếp tục gia tăng, với mức tăng trung bình của dịch vụ trung gian trọn gói là 11%/năm, chênh lệch giữa chi phí trọn gói chi trả cho đơn vị dịch vụ với tổng chi phí tuân thủ trung bình chung giảm dần với tốc độ 5%/năm.

     

    Với những nỗ lực về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và phòng, chống tiêu cực trong hoạt động thu thuế xuất nhập khẩu, tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện thủ tục nộp thuế qua hình thức trực tuyến năm 2022 là 81,1%, cao hơn so với các năm trước. Theo khảo sát của LinkSME, việc chi trả chi phí không chính thức để thực hiện các thủ tục kiểm tra thông quan hàng hóa tiếp tục giảm theo thời gian.

     

    Nhóm thủ tục hành chính giao dịch thương mại qua biên giới có điểm số APCI 2022 tăng 2,3 điểm so với APCI 2021, mức chênh lệch giữa điểm cao nhất và thấp nhất trong giai đoạn 2018 - 2022 là 16,2 điểm. Sử dụng dịch vụ hải quan chuyên nghiệp ngày càng tăng và có thể giúp tiết kiệm chi phí tuân thủ đối với các doanh nghiệp không có nguồn lực và kinh nghiệm về việc thực hiện các thủ tục hải quan.

     

    Trong nỗ lực chung của toàn ngành, các chỉ số cho thấy sự biến chuyển tích cực đến từ hệ thống cơ quan hải quan vẫn tiếp tục lớn hơn so với các cơ quan liên quan khác như cơ quan về kiểm tra chuyên ngành hay các đơn vị quản lý và kinh doanh cảng. Hệ thống quản lý hải quan tự động (VASSCM) khi được áp dụng rộng rãi có thể tạo ra sự đột phá trong cải cách các thủ tục giao dịch thương mại qua biên giới.

     

    Chu Thanh Vân (TTXVN)
     

    Bài viết của:https://baotintuc.vn/kinh-te/tiep-tuc-giam-chi-phi-khong-chinh-thuc-trong-thuc-hien-thu-tuc-thong-quan-hang-hoa-20230611155801444.htm

     
  • Tìm hiểu ngành logistics của Bỉ và các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực logistics, cảng biển

     

    Tìm hiểu ngành logistics của Bỉ và các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực logistics, cảng biển

     

    15/06/2023 08:31

     

    Một số thông tin về thị trường logistics Bỉ:



    Bỉ là quốc gia có diện tích và dân số nhỏ, nhưng vị trí địa lý phù hợp để thiết lập các cơ sở logistics, trụ sở chính hoặc trung tâm phân phối ở châu Âu vì những ưu điểm nổi trội về cơ sở hạ tầng, lực lượng lao động lành nghề và nền tảng công nghệ nói chung, trong đó nổi bật có công nghệ quản lý chuỗi cung ứng và công nghệ thông tin. Hiện nay Bỉ cũng được cộng đồng doanh nghiệp trên thế giới coi như một cửa ngõ thuận lợi để “thâm nhập” vào thị trường châu Âu.



    Vị trí trung tâm:


    Một trong những lý do chính để chọn Bỉ làm 'bệ phóng' cho chiến lược kinh doanh lâu dài tạo châu Âu là vị trí trung tâm của nước này tại châu Âu, nằm giữa phía bắc và Địa Trung Hải của châu Âu. Bỉ cách Paris (80 phút đi tàu), London (111 phút), Amsterdam (113 phút) và Frankfurt (202 phút), như vậy khoảng cách từ Bỉ đến các trung tâm kinh tế, logistics quan trọng tại châu Âu đều chưa đến 300 km và mạng lưới giao thông rất phát triển của Bỉ, bao gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt và sân bay cho phép cả hành khách và hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng và dễ dàng

     

     

    Thế mạnh và kinh nghiệm trong phát triển logistics:



    Một thành phần quan trọng trong thế mạnh cơ sở hạ tầng logistics của Bỉ chính là sự phát triển của hệ thống cảng biển, bao gồm Antwerp, cảng lớn thứ hai ở châu Âu và lớn thứ tư trên thế giới. Kể từ năm 2005, vận tải container ở Bỉ đã bùng nổ. Các cảng biển, cảng nội địa và các trung tâm logistics của Bỉ thuộc đẳng cấp quốc tế, không chỉ ở khía cạnh cơ sở vật chất mà còn tiên phong về công nghệ, phát triển bền vững, kinh nghiệm quản lý…mà lĩnh vực logistics của Việt Nam có thể tham khảo, học hỏi.




    Triển vọng tương lai:



    Tiềm năng to lớn của lĩnh vực vận tải, cảng biển trong thương mại và sản xuất trên toàn cầu đang thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động đầu tư vào lĩnh vực logistics tại Bỉ và của các doanh nghiệp Bỉ ra nước ngoài. Các dự án được thiết kế để tạo ra giá trị gia tăng và việc làm, cũng như hương tới trung hòa carbon, tăng tự động hóa và khả năng ứng phó với các cú sốc trong thương lai. Nghiên cứu điển hình về một số dự án mở rộng Bến tàu Deurganck ở Antwerp, APM Terminals ở Zeebrugge, TriLogiPort ở Liège và các địa điểm logistics mới tại cảng Brussels có thể mang lại những kinh nghiệm tốt cho doanh nghiệp Việt Nam.



    Ở lĩnh vực hàng không, sự phát triển không ngừng của các khu vực logistics xung quanh Sân bay Brussels, tầm quan trọng ngày càng tăng của Sân bay Liège và việc thành lập các khu logistics trên toàn quốc cũng đang thúc đẩy tăng trưởng chung trong lĩnh vực vận tải.



    Về đường bộ, Bỉ chỉ xếp sau Hà Lan và Luxembourg, với mật độ cơ sở hạ tầng đường cao tốc là 58 km/1.000 km2.



    Ngoài ra Bỉ còn có các ngành công nghiệp nổi trội như hóa chất, dược phẩm. Hiện Bỉ có cụm hóa dầu tích hợp lớn nhất châu Âu và lớn thứ hai thế giới. Tám trong số 10 công ty hóa chất lớn nhất thế giới hoạt động tại Flanders, bao gồm Kaneka và Nippon Shokubai của Nhật Bản. Do đó, các doanh nghiệp Bỉ có nhiều kinh nghiệm và lợi thế về công nghệ trong logistics cho ngành hóa chất và dược phẩm. 



    Cơ hội hợp tác



    ​Theo Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Vương quốc Bỉ Nguyễn Văn Thảo, năm 2023 là năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Bỉ, đây là thời gian chín muồi để hai bên phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác nhiều mặt, trong đó có hợp tác cảng biển và logistics.



    Nhờ có Hiệp định EVFTA mà hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang EU được hưởng những lợi thế rất lớn. Tuy nhiên một số hạn chế của logistics - logistics đã ảnh hưởng phần nào đến những cơ hội này, Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam sẽ tập trung xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực cảng biển, logistics giữa Việt Nam - Bỉ, Việt Nam - Luxembourg để tạo ra khả năng cạnh tranh tốt hơn cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu.



    Nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa Việt Nam và Vương quốc Bỉ về kinh tế, thương mại, đầu tư, logistics, ngày 12/6/2023, Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ đã phối hợp với Liên minh Bỉ - Việt, Trung tâm xúc tiến thương mại và Đầu từ Flander tổ chức chương trình định kỳ “Việt Nam đến với Bạn - Vietnamese Roadshow” tại Antwerp - Thành phố cảng lớn nhất của Bỉ. Đặc biệt chủ đề của năm nay là thúc đẩy hợp tác cảng biển, logistics giữa Việt Nam và Bỉ để kết nối liên khu vực Á - Âu. Tại đây, các chuyên gia đã chia sẻ nhiều thông tin và kinh nghiệm quý báu trong ngành cảng biển, vận tải biển, logistics. Cụ thể, giới thiệu về hệ thống cảng biển Việt Nam và quá trình phát triển của hệ thống cảng Việt Nam đến 2030 và tầm nhìn đến 2050; cơ hội và thách thức đối với hệ thống cảng và logistics Việt Nam. Đại diện các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có những chia sẻ về kế hoạch phát triển của đơn vị cũng như kêu gọi hợp tác trong lĩnh vực cảng, vận tải biển và logistics.



    Nguồn: Trung tâm Thông tin CN&TM (trích từ Báo cáo quy định, chính sách về logistics Việt Nam và thế giới, tháng 6/2023)

     

    Bài viết của:https://logistics.gov.vn/nganh-hangthi-truong/tim-hieu-nganh-logistics-cua-bi-va-cac-co-hoi-hop-tac-trong-linh-vuc-logistics-cang-bien

  • TRV khai trương tàu chuyên tuyến Bắc – Nam

     

    TRV khai trương tàu chuyên tuyến Bắc – Nam

     

    08/06/2023 21:34

     

    Sáng ngày 6/6/2023, chuyến tàu chuyên tuyến đầu tiên mang thương hiệu TRV đã chính thức lăn bánh, 22 container rời ga Yên Viên (Hà Nội) đi ga Sóng Thần (Bình Dương), mang theo niềm tin thắng lợi của sự hợp tác bền vững giữa TRV và U&I Logistics.

     

    Trên tàu chuyên tuyến Bắc – Nam, hàng hóa từ phía Bắc đến phía Nam và theo chiều ngược lại từ phía Nam đến phía Bắc được vận chuyển dọc theo tuyến đường sắt song song với QL1A giữa ga Yên Viên ở Hà Nội và ga Sóng Thần ở Bình Dương. Thời gian vận chuyển trung bình cả hành trình là 66 giờ.

     

    khai-truong2.jpg

     

    Đoàn tàu chuyên tuyến Bắc – Nam từ ga Yên Viên đến ga Sóng Thần

     

    Chuyến tàu TRV chuyên chở đa dạng các loại hàng hóa như gỗ, hàng điện tử, đường, sắt thép, nhôm, hóa chất, hạt nhựa, giày dép, sản phẩm polyme, vật liệu xây dựng, thiết bị điện gia dụng, quần áo… hàng hóa sẽ được chuyển lên các toa xe tiêu chuẩn tại bãi hàng riêng của Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Việt Nam trước khi lăn bánh.

     

    Với việc tổ chức hoạt động vận chuyển hàng hóa đường sắt Bắc - Nam, thay vì phải vận chuyển hàng hóa đến các cảng thủy nội địa để làm thủ tục, doanh nghiệp có thể làm thủ tục ngay tại ga Yên Viên hoặc ga Sóng Thần, từ đó vận chuyển bằng đường sắt rút ngắn được thời gian vận chuyển bằng 2/3 so với đường thủy truyền thống. Khi thời gian được rút ngắn, chi phí chắc chắn cũng sẽ giảm.

     

    khai-truong1(1).jpg

     

    Lễ đón chuyến tàu container chuyên tuyến Bắc - Nam ngày 06/06/2023

     

    Kỳ vọng lớn về hoạt động vận chuyển hàng hóa đường sắt, ông Vũ Thế Hiền, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Việt Nam (TRV) cho biết sự kiện khai trương tuyến tàu đường sắt Bắc - Nam hàng tuần chạy đúng giờ tàu sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp vận tải trong khai thác vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, chủ động được lịch giao cho khách hàng.

     

    “Tôi tin tuyến tàu mang thương hiệu TRV sẽ trở thành biểu tượng của sự tiên phong và đổi mới trong dịch vụ và khai thác hàng hóa bằng toa xe lửa, mang đến các giải pháp vận chuyển hàng hóa hiệu quả với chi phí hợp lý, độ an toàn cao, bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí xã hội”, ông Hiền bày tỏ.

     

    Từ sự kiện khai trương dịch vụ vận tải đường sắt mới của TRV, hàng hóa giờ đây có thể được chuyển trực tiếp Bắc - Nam, giảm chi phí logistic, tăng hiệu quả vận chuyển, tạo cơ hội mới cho các doanh nghiệp phát triển.

     

    Minh Hà

     

    Bài viết của:https://vlr.vn/trv-khai-truong-tau-chuyen-tuyen-bac-nam-14441.html

  • Ưu tiên phát triển hệ thống logistics gắn với cảng biển, cảng hàng không tại miền Trung

     

    Ưu tiên phát triển hệ thống logistics gắn với cảng biển, cảng hàng không tại miền Trung

     

    Thứ Hai, 19/06/2023 17:52

     

    Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Kế hoạch phát triển vận tải theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

     

    Chú thích ảnh

     

    Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng. Ảnh tư liệu: Trần Lê Lâm/TTXVN

     

    Theo đó, ưu tiên phát triển mạnh, đồng bộ hệ thống logistics cấp quốc gia, quốc tế gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, các trục hành lang kinh tế trọng điểm và tuyến thương mại liên vùng tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

     

    Về hạ tầng hàng không, Bộ Giao thông vận tải sẽ nâng cấp, cải tạo và nâng cao hiệu quả khai thác 9 cảng hàng không hiện có trong vùng. Đồng thời, đầu tư xây dựng mới cảng hàng không Phan Thiết, cảng hàng không Quảng Trị.

     

    Cũng trong giai đoạn này, Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp, hỗ trợ các địa phương liên quan đầu tư xây dựng Trung tâm logistics hàng không gắn với sân bay quốc tế Đà Nẵng và Chu Lai; bố trí các trung tâm logistics tại các cảng hàng không có nhu cầu vận tải lớn hơn 250.000 tấn/năm. Các trung tâm logistics đảm bảo các điều kiện về kho vận và kết nối các loại hình giao thông thích hợp để vận tải hàng hóa tại các cảng hàng không Đà Nẵng, Chu Lai.

     

    Bộ Giao thông vận tải cũng sẽ có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phương tiện chở container trên đường sắt, đường thuỷ nội địa; đổi mới, hiện đại hóa các phương tiện vận tải, thiết bị xếp dỡ và nâng cao chất lượng dịch vụ xếp dỡ.

     

    Liên quan đến ứng dụng khoa học và công nghệ, Bộ Giao thông vận tải xác định đây là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành vận tải, đặc biệt là các xu hướng công nghệ mới trong vận tải và logistics như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật... để có những bước phát triển đột phá cả trong công tác quản lý nhà nước và hoạt động của thị trường vận tải.



    Yếu tố kết nối hoạt động vận tải để thúc đẩy phát triển vận tải các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, tạo điều kiện cao nhất để vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất, thông suốt giữa các tỉnh, thành phố trong vùng cũng sẽ được Bộ Giao thông vận tải chú trọng.

     

    Để đạt được các mục tiêu trên, Bộ Giao thông vận tải sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư, ứng dụng công nghệ thông tin, cơ chế chính sách xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường pháp lý đầy đủ cho quản lý phát triển thị trường vận tải.

     

    Cùng với đó, ưu tiên phát triển vận tải đa phương thức trên các hành lang vận tải chính, đặc biệt là hành lang Bắc - Nam và các hành lang kết nối với các cảng biển cửa ngõ quốc tế nhằm tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển, giảm chi phí vận tải biển, giảm chi phí logistics. Đẩy mạnh phát triển hệ thống cảng cạn làm đầu mối kết nối các phương thức vận tải kết hợp cung cấp các dịch vụ logistics.

     

    Thông qua việc kết nối hoạt động của các doanh nghiệp, Bộ Giao thông vận tải sẽ đẩy mạnh kết nối dịch vụ vận tải giữa các phương thức vận tải; tạo điều kiện hình thành các doanh nghiệp vận tải có quy mô lớn, có khả năng thực hiện các chuỗi vận tải nội địa - quốc tế.

     

    Về dịch vụ vận tải, Bộ Giao thông vận tải sẽ tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các sàn giao dịch vận tải, logistics, tạo điều kiện kết nối giữa đơn vị vận tải và chủ hàng, tăng tính minh bạch của thị trường vận tải, nâng cao hiệu quả khai thác.

     

    Về hạ tầng, Bộ Giao thông vận tải sẽ huy động mọi nguồn lực, ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình hạ tầng thiết yếu tạo động lực thu hút doanh nghiệp vận tải. Hỗ trợ, kiến tạo cho việc hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp vận tải của các chuyên ngành để cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức và các dịch vụ logistics liên hoàn và hình thành những doanh nghiệp lớn về logistics. Tăng cường kết nối dịch vụ vận tải đường thủy nội địa với các phương thức vận tải khác bằng các hình thức xã hội hóa đầu tư hệ thống kho bãi, thiết bị xếp dỡ, đường giao thông kết nối tại các cảng đầu mối.



    Bộ Giao thông vận tải cũng sẽ tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng công nghệ của cuộc cách mạng 4.0 trong tất cả các lĩnh vực hoạt động giao thông vận tải: công tác quản lý nhà nước, quản lý điều hành, khai thác vận tải, liên kết các phương thức vận tải, quản lý vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics. Ưu tiên triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao năng suất lao động, tăng cường năng lực khai thác hạ tầng, phương tiện và cải cách thủ tục hành chính.

     

    Quang Toàn (TTXVN)
     
     

    Bài viết của:https://baotintuc.vn/kinh-te/uu-tien-phat-trien-he-thong-logistics-gan-voi-cang-bien-cang-hang-khong-tai-mien-trung-20230619175221612.htm

     
  • Xuất khẩu hàng hóa đóng container từ châu Á sang Hoa Kỳ giảm mạnh trong 5 tháng đầu năm 2023

     

    Xuất khẩu hàng hóa đóng container từ châu Á sang Hoa Kỳ giảm mạnh trong 5 tháng đầu năm 2023

     

    20/06/2023 21:07

     

    Theo số liệu thống kê do Descartes Datamyne tổng hợp từ dữ liệu thương mại và vận đơn (B/L) do Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) cung cấp, lượng hàng hóa đóng container xuất khẩu từ 10 nền kinh tế lớn của châu Á sang Hoa Kỳ đạt 1.474.872 TEU trong tháng 5/2023, giảm 20% so với tháng 5 năm 2022, nhưng cao hơn 5,2% so với tháng 4/2023.



    Đây là số liệu tính toán dựa trên dựa trên khối lượng hàng hóa tại các cảng xuất xứ nơi các hãng vận chuyển container chất hàng.



    Sức tiêu thụ suy giảm vì lạm phát trong khi tồn kho hàng lớn đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ, khiến xuất khẩu từ châu Á giảm nghiêm trọng so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể: Hàng xuất khẩu đóng container từ Trung Quốc giảm 18,8% xuống còn 862.170 TEU; từ Hàn Quốc giảm 17,5% còn 154.937 TEU; từ Việt Nam giảm 24,3% còn 140.035 TEU; từ Đài Loan (TQ) giảm 29,9% còn 70.877 TEU; từ Ấn Độ giảm 24,7% còn 65.092 TEU. Hàng đóng container xuất khẩu từ Nhật Bản sang Hoa Kỳ cũng giảm mạnh 20,7% xuống còn 28.208 TEU.



    Tổng lượng hàng đóng container nhập khẩu vào Hoa Kỳ đạt tổng cộng 2.105.259 TEU vào 5/2023, giảm 18,8% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó 70% hàng nhập khẩu đến từ châu Á.



    Tính chung năm tháng đầu năm 2023, hàng đóng container xuất khẩu từ châu Á sang Hoa Kỳ giảm hai con số là 23,5% còn 6.702.041 TEU.



    Nguồn: Trung tâm Thông tin CN&TM trích từ Báo cáo thị trường logistics Hoa Kỳ, tháng 6/2023

     

    Bài viết của:https://logistics.gov.vn/dich-vu-logistics/van-tai/xuat-khau-hang-hoa-dong-container-tu-chau-a-sang-hoa-ky-giam-manh-trong-5-thang-dau-nam-2023

  • Xuất nhập khẩu và "gánh nặng" chi phí logistics

     

    Xuất nhập khẩu và "gánh nặng" chi phí logistics

     

    14/06/2023 09:55

     

    Chi phí logistics bao gồm: lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, vận chuyển hàng hóa, thủ tục hải quan... chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Chi phí này càng tăng cao sẽ kéo theo giá thành hàng hóa tăng theo. Ở Việt Nam, chi phí logistics đang là “thách thức” không nhỏ đối với doanh nghiệp và hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay.

     

    Điểm sáng

     

    Logistics và xuất nhập khẩu là hai lĩnh vực liên quan mật thiết, không thể tách rời và mang tính tương hỗ cao. Trong khi xuất nhập khẩu là đưa hàng hóa ra thị trường quốc tế thì logistics là một chuỗi các hoạt động từ vận chuyển, kho bãi... nhằm đưa hàng hóa từ người bán đến người mua.

     

    dock-cranes-loading-containers-trade-port-shipping-compressed.jpeg

     

    Những năm qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng logistics phục vụ cho hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu.

     

    Các hoạt động đào tạo, ứng dụng công nghệ nhằm hỗ trợ tích cực cho ngành dịch vụ logistics. Số lượng các trường, viện, cơ sở tham gia đào tạo về logistics ngày càng tăng. Các chương trình đào tạo được nâng cấp theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, nhiều giải pháp công nghệ được ứng dụng trong quản lý kho bãi, quản lý phương tiện, quản lý hàng hóa giúp hoạt động dịch vụ logistics được thực hiện tốt hơn, nhanh hơn. Nhờ vậy, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành logistics Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, có nhiều đóng góp vào các hoạt động kinh tế, trước hết là xuất nhập khẩu, đưa hoạt động xuất khẩu thành một điểm sáng trong nền kinh tế nước nhà.

     

    Theo số liệu thống kê, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước năm 2022 đạt 730,2 tỷ USD, tăng 9,1% (tương ứng tăng 61,2 tỷ USD) so với năm 2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 371,3 tỷ USD, tăng 10,5%, tương ứng tăng 35,14 tỷ USD so với năm trước; trị giá nhập khẩu là 358,9 tỷ USD, tăng 7,8%, tương ứng tăng 26,06 tỷ USD. Bước sang tháng 4/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước ước đạt 27,54 tỷ USD. Tính chung 4 tháng đầu năm ước đạt 108,57 tỷ USD.

     

    “Gánh nặng" chi phí logistics

     

    Tuy vậy, hoạt động logistics của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa khai thác được lợi thế địa - kinh tế và chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi địa phương. Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đang phải làm thay công đoạn của ngành logistics, đó là tự vận chuyển hàng hóa. Điều này sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, trong khi ngành logistics Việt đang “đuối sức” cạnh tranh so với doanh nghiệp nước ngoài.

     

    container-container-ship-import-export-business-logistic-compressed.jpeg

     

    Chi phí logistics, đặc biệt là giá cước vận tải biển tăng cao gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Tình trạng đứt gãy, xáo trộn, ùn ứ cục bộ trong chuỗi cung ứng vận tải, đặc biệt là vận tải đường bộ, đường biển. Tiến độ triển khai thi công một số dự án kết cấu hạ tầng logistics còn chậm so với kế hoạch; công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là kết cấu hạ tầng đường bộ đôi lúc chưa kịp thời, đồng bộ.

     

    Nếu chỉ tính riêng năm 2021, chi phí logistics tại Việt Nam chiếm khoảng 16,8% giá trị hàng hóa trong khi mức chi phí này trên thế giới hiện chỉ khoảng 10,6%. Có thể thấy, chi phí logistics đã và đang là “gánh nặng” trên vai các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

     

    Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu cho rằng, năng lực của ngành logistics Việt còn yếu nên nhiều khi có nguồn hàng lớn nhưng doanh nghiệp logistics Việt lại không đủ phương tiện, kho bãi... Vì vậy, doanh nghiệp trong nước buộc phải “làm ăn” với doanh nghiệp nước ngoài.

     

    Ngoài ra, nhìn từ khía cạnh năng lực cạnh tranh thương mại thì xuất khẩu Việt Nam đang bị hạn chế nghiêm trọng bởi hạ tầng và dịch vụ giao thông yếu kém. Các hành lang kết nối trung tâm tăng trưởng với cổng giao dịch quốc tế yếu, chi phí vận tải cao, chất lượng dịch vụ vận tải và logistics kém là những yếu tố cản trở chính. Các phương thức vận tải hiện có, ngoài việc bị quá tải ở các trọng điểm kinh tế lớn, còn không thể liên kết có hiệu quả với các cửa ngõ quốc tế.

     

    Quyết định Số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 nêu mục tiêu: Xuất khẩu, nhập khẩu tăng trưởng ổn định, cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý.

     

    • Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6 - 7%/năm trong thời kỳ 2021 - 2030, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 tăng trưởng xuất khẩu bình quân 8 - 9%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng bình quân 5 - 6%/năm.

     

    • Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 5 - 6%/năm trong thời kỳ 2021 - 2030, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 tăng trưởng nhập khẩu bình quân 7 - 8%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng bình quân 4 - 5%/năm.

     

    • Cân bằng cán cân thương mại trong giai đoạn 2021 - 2025, tiến tới duy trì thặng dư thương mại bền vững giai đoạn 2026 - 2030; hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý với các đối tác thương mại chủ chốt.

     

    Cần giảm thiểu áp lực chi phí logistics

     

    Theo các chuyên gia ngành logistics, hiện nay một số chính sách, thủ tục về xuất nhập khẩu của nước ta đang là nguyên nhân khiến doanh nghiệp “hụt hơi”. Đơn cử như doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp vướng mắc với quy định của hải quan cho phép hàng hóa vận chuyển chỉ có thể được đóng gói lại nhưng không được phép lắp đặt; số lượng hàng hóa đầu vào phải đúng với đầu ra... Những quy định này đang cản trở doanh nghiệp làm logistics với bên thứ ba. Ông Đinh Hữu Thạnh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Bee Logistics Việt Nam đề xuất, cần cải tiến quy định tại các kho ngoại quan hoặc các khu vực quản lý hải quan cho phép doanh nghiệp logistics có thể lắp đặt, gia công cũng như đóng gói, dán nhãn hàng hóa... vì đây là các hoạt động cơ bản mà các doanh nghiệp logistics trên thế giới đã làm từ rất lâu.

     

    Trần Trình Lãm

     

    Bài viết của:https://vlr.vn/xuat-nhap-khau-va-ganh-nang-chi-phi-logistics-14466.html

     

CÔNG TY CỔ PHẦN ICD CAM RANH

Địa chỉ: TDP Đá Bạc, Phường Cam Linh, Thành phố Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam
Điện thoại: 02583.955868 / Hotline: 0913.266357 (Mr. Lâm)
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. / Website: www.icdcr.com.vn